Theo nhiều chuyên gia, Cần Thơ có khả năng trở thành đô thị đáng sống trong tương lai.
"Cần Thơ có tiềm năng trở thành một thành phố sông nước, một đô thị sinh thái đáng sống", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá.
Ngày 10/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ năm 2018. Hội nghị có sự tham dự khoảng 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và nước ngoài, đại diện các cơ quan ngoại giao…
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cho biết 7 tháng đầu năm 2018, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp duy trì ở mức cao, tăng trên 8% so với cùng kỳ. Thương mại và dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng gần 14%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt trên 28.000 tỷ đồng, tăng 7,43% so cùng kỳ.
Đặc biệt, ngày 7/8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị định số 103/2018/NĐ-CP quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Cần Thơ.
Nghị định thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự hỗ trợ, giúp đỡ vô cùng to lớn mà Trung ương, Chính phủ đã dành cho Cần Thơ, tạo nên một tiềm năng to lớn cho sự phát triển thành phố.
Cần Thơ đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 19 nhà đầu tư, tổng số vốn gần 85.000 tỷ đồng.
Người đứng đầu UBND TP Cần Thơ khẳng định, thành phố đã và đang xây dựng một môi trường kinh doanh ổn định, thông thoáng, an toàn, minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư.
Hội nghị lần này, Cần Thơ kêu gọi đầu tư vào 54 dự án, với tổng số vốn hơn 124.000 tỷ đồng, tập trung vào nhiều lĩnh vực như nông nghiệp hiệu quả cao, logistics và năng lượng, cơ sở hạ tầng du lịch, bất động sản... Trong đó, 44 dự án được các nhà đầu tư quan tâm và có 22 dự án sẵn sàng đầu tư, dự kiến số vốn khoảng 82.000 tỷ đồng.
Cần Thơ đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 doanh nghiệp, với tổng giá trị gần 8.000 tỷ đồng, ký kết thỏa thuận hợp tác với 19 nhà đầu tư, tổng số vốn gần 85.000 tỷ đồng…
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của Cần Thơ trong việc chuẩn bị và đạt được thành công to lớn với nhiều dự án cam kết đầu tư rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực.
“Ở nước ta, đã có những thành phố đáng sống hay những thành phố biển đáng sống thì Cần Thơ có tiềm năng trở thành một thành phố sông nước, một đô thị sinh thái đáng sống”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nỗ lực của các địa phương, nhiều công trình giao thông quan trọng đã kết nối hệ thống giao thông (đường bộ, đường hàng không, đường thủy) từ TP.HCM, Hà Nội đến Cần Thơ và lan tỏa đến nhiều địa phương khác trong vùng. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu chính quyền Cần Thơ cần tăng cường “nói đi đôi với làm”, phát huy tinh thần “dám nghĩ dám làm”, năng động sáng tạo, quản lý tốt quy hoạch, tạo mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, phát huy vai trò chính quyền đối thoại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
Theo quy hoạch đến năm 2025, Cần Thơ sẽ là trung tâm vùng ĐBSCL trên nhiều lĩnh vực. Cần Thơ cần gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng, vươn lên trở thành thành phố đáng sống.
Ông Achim Fock, quyền Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, cho rằng Cần Thơ là nhà xuất khẩu hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là hàng nông sản. Với vị trí và vai trò chiến lược trong sự phát triển của khu vực, Cần Thơ có vị trí thuận lợi trở thành trung tâm logistics của cả vùng.
Ngân hàng thế giới đã và đang cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thông qua một số dự án về cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL.
Đến nay, tổng vốn đầu tư trong ngành giao thông vận tải khoảng một tỷ USD, tập trung trong các lĩnh vực đường thủy nội địa, nâng cấp cảng, dịch vụ logistics và phòng chống lũ lụt.
"Cần Thơ có tiềm năng trở thành một thành phố sông nước, một đô thị sinh thái đáng sống", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá.
Ngày 10/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ năm 2018. Hội nghị có sự tham dự khoảng 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và nước ngoài, đại diện các cơ quan ngoại giao…
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cho biết 7 tháng đầu năm 2018, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp duy trì ở mức cao, tăng trên 8% so với cùng kỳ. Thương mại và dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng gần 14%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt trên 28.000 tỷ đồng, tăng 7,43% so cùng kỳ.
Đặc biệt, ngày 7/8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị định số 103/2018/NĐ-CP quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Cần Thơ.
Nghị định thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự hỗ trợ, giúp đỡ vô cùng to lớn mà Trung ương, Chính phủ đã dành cho Cần Thơ, tạo nên một tiềm năng to lớn cho sự phát triển thành phố.
Cần Thơ đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 19 nhà đầu tư, tổng số vốn gần 85.000 tỷ đồng.
Người đứng đầu UBND TP Cần Thơ khẳng định, thành phố đã và đang xây dựng một môi trường kinh doanh ổn định, thông thoáng, an toàn, minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư.
Hội nghị lần này, Cần Thơ kêu gọi đầu tư vào 54 dự án, với tổng số vốn hơn 124.000 tỷ đồng, tập trung vào nhiều lĩnh vực như nông nghiệp hiệu quả cao, logistics và năng lượng, cơ sở hạ tầng du lịch, bất động sản... Trong đó, 44 dự án được các nhà đầu tư quan tâm và có 22 dự án sẵn sàng đầu tư, dự kiến số vốn khoảng 82.000 tỷ đồng.
Cần Thơ đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 doanh nghiệp, với tổng giá trị gần 8.000 tỷ đồng, ký kết thỏa thuận hợp tác với 19 nhà đầu tư, tổng số vốn gần 85.000 tỷ đồng…
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của Cần Thơ trong việc chuẩn bị và đạt được thành công to lớn với nhiều dự án cam kết đầu tư rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực.
“Ở nước ta, đã có những thành phố đáng sống hay những thành phố biển đáng sống thì Cần Thơ có tiềm năng trở thành một thành phố sông nước, một đô thị sinh thái đáng sống”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nỗ lực của các địa phương, nhiều công trình giao thông quan trọng đã kết nối hệ thống giao thông (đường bộ, đường hàng không, đường thủy) từ TP.HCM, Hà Nội đến Cần Thơ và lan tỏa đến nhiều địa phương khác trong vùng. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu chính quyền Cần Thơ cần tăng cường “nói đi đôi với làm”, phát huy tinh thần “dám nghĩ dám làm”, năng động sáng tạo, quản lý tốt quy hoạch, tạo mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, phát huy vai trò chính quyền đối thoại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
Theo quy hoạch đến năm 2025, Cần Thơ sẽ là trung tâm vùng ĐBSCL trên nhiều lĩnh vực. Cần Thơ cần gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng, vươn lên trở thành thành phố đáng sống.
Ông Achim Fock, quyền Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, cho rằng Cần Thơ là nhà xuất khẩu hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là hàng nông sản. Với vị trí và vai trò chiến lược trong sự phát triển của khu vực, Cần Thơ có vị trí thuận lợi trở thành trung tâm logistics của cả vùng.
Ngân hàng thế giới đã và đang cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thông qua một số dự án về cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL.
Đến nay, tổng vốn đầu tư trong ngành giao thông vận tải khoảng một tỷ USD, tập trung trong các lĩnh vực đường thủy nội địa, nâng cấp cảng, dịch vụ logistics và phòng chống lũ lụt.
Nhận xét
Đăng nhận xét